Bài đăng nổi bật

Mua bu lông ở đâu?

Trong các thiết bị máy móc công nghiệp, các công trình xây dựng, giao thông, cầu đường…không thể thiếu được bu lông. Bu lông tuy là vật liệu...

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Cấp bền bulong

Cấp bền của bulong là chỉ tiêu để đánh giá cơ tính của bulong được quy định bởi tiêu chuẩn của DIN933, DIN931, DIN934, TCVN1916 - 1995, ISO 898-1 hoặc JIS B1051



Cấp bền của bulong
Cấp độ bền được ký hiệu bằng 2 chữ số. Chữ số đầu bằng 1/100 giới hạn bền đứt, N/mm2. Chữ số sau bằng 1/10 của tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền đứt, %. Tích của hai số bằng 1/10 giới hạn chảy, N/mm2
Ví dụ: bulong đạt cấp bền 8.8 có nghĩa là: Giới hạn bền đứt: sb min = 800 N/mm2, Giới hạn chảy: sc min = 640 N/mm2
Trong đó các tiêu chí cần thiết để đánh giá cường độ một bu lông (bulong) bao gồm các chỉ tiêu sau:
-          Giới hạn bền đứt (Tensile strength): sb (N/mm2 hoặc MPa)
-          Giới hạn chảy (Yield Strength) : sc (N/mm2 hoặc MPa)
-          Giới hạn chảy quy ước (Yield Strength): s0.2 (N/mm2 hoặc MPa) - Khi không dùng chỉ tiêu giới hạn chảy thì dùng chỉ tiêu giới hạn chảy quy ước.
-          Độ cứng (Hardness): Có nhiều loại độ cứng tuỳ thuộc vào phương pháp thử: Độ cứng Vicke (HV), độ cứng Brinen (HB), độ cứng Rockwell (HR)
-          Độ giãn dài tương đối (Enlongation): d(%)
-          Độ dai va đập (Impact strength): J/cm2
-          Ứng suất thử (Stress under proof load: sF (N/mm2 hoặc sF/s01 hoặc sF/s02).
-          Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu để đánh giá như: Độ bền đứt trên vòng đệm lệch, độ bền chỗ nối đầu mũ và thân bulông, chiều cao nhỏ nhất vùng không thoát cacbon, chiều sâu lớn nhất cửa vùng thoát cacbon hoàn toàn.

Copyright by http://bulongha.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét